NỐI KẾTTRUYỀN THÔNG

TRANG CHỦDIỄN ĐÀNLIÊN HỆ
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI GIA TRANG GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI




GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

PHIM KHÚC

Tham gia vào đời sống Giáo Hội

Tội lỗi & Thương xót | Tìm hiểu về Cựu Ước

HÌNH ẢNH

Hãy nếm thử
05.10.2016 13:17

Hãy nếm thử

 Mấy ngày nay, ăn cái gì cũng nhạt nhạt đắng đắng. Có lẽ tôi bị cảm bị sốt rồi. Mấy bữa khác, gặp ai gặp chuyện gì tôi cũng dễ bực dọc. Có lẽ tâm hồn tôi đang bất ổn. Người xưa rất tinh tế khi nói: “cách ăn nết ở”, hoặc “ăn để sống chứ không phải sống để ăn”.

Trong phim Tây Du Ký, Chư Bát Giới chuyên ham ăn và ăn rất nhanh, chỉ muốn cho mau đầy bụng mà không kịp cảm nếm gì. Khi thấy các sư huynh khen ngon, anh ta đòi ăn thêm, để lần này có thể ăn chầm chậm để cảm nhận vị ngon. Khi nói tới ăn uống, tới vị giác, người ta dễ liên tưởng tới sự thưởng thức, tới sở thích. Khi nói tới thưởng thức đồ ăn thức uống, khi nói tới thưởng thức cuộc sống, nhiều người sẽ cảm thấy xa lạ; vì cuộc sống của phần đông người dân vẫn còn nhiều vất vả cực nhọc, nói gì đến chuyện thưởng thức, nghe có vẻ xa xỉ, cảm thấy có vẻ xa xôi.

Ngày xưa các cụ tuy nghèo nhưng rất lưu tâm đến cách ăn nết ở, đến cách nếm trải cuộc đời. Các ngài nói: nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Cái ngon được cảm nếm ngay trong những bữa ăn đạm bạc. Cái mát được cảm nhận ngay dưới những mái nhà đơn sơ. Các cụ còn nhấn mạnh hơn nữa khi nói “giấy rách phải giữ lấy lề”. Đó là cách các cụ nếm trải cuộc đời, là vị thơm ngon các cụ muốn để lại cho con cháu.

Dù là cảnh thiếu thốn, đầy đủ, hoặc sung túc giàu sang, người ta đều có những cung cách diễn tả nhu cầu và sở thích trong vị giác của mình, trong cách nếm trải cuộc sống. Cung cách ấy có thể thô tục hoặc thanh cao, có thể thô thiển hoặc tinh tế, có thể nông cạn hoặc ý vị.

Có người đang ăn chén cơm mà nhìn người bên cạnh ăn tô phở, bèn bực mình mất hết cảm giác ăn uống, tệ hơn là cảm thấy cay cay đắng đắng vì thua kém người ta. Đó là khi vị giác bị điều khiển bởi lòng ghen tỵ. Nếu lòng thanh thản, người ăn có thể cảm nếm được vị bùi bùi ngọt ngọt rất thích thú của hạt cơm, vị bùi này không thể có nơi tô phở, phở có vị ngon riêng của nó. Nếu vì quá thích vị ngon của phở, mà loại trừ vị ngon của cơm, thì thật tội nghiệp và bất công cho cơm.

Có người đang ăn uống tiệc tùng trong hỗn loạn, mà nhìn nhà người bên cạnh ăn uống bình dân nói cười vui vẻ, thì bèn bực mình tiếc nuối. Đó là khi vị giác bị khóa lại với quá khứ, và thất bại trong hiện tại. Giá mà mình còn nghèo như ngày xưa thì tốt biết mấy. Vì khi ấy gia đình mình còn đầm ấm, còn cảm nhận được bữa cơm gia đình, còn cảm giác vị ngon của từng món ăn do vợ con nấu.

Có người chủ động nếm mồ hôi nước mắt, và khi đó họ nếm được niềm vui sâu xa hơn. Đó là những người cha người mẹ chân lấm tay bùn nơi đồng ruộng, hoặc làm thuê làm mướn nơi thành phố. Các ngài nếm đủ vị mặn của mồ hôi, nhiều khi nếm cả vị đắng vị chát của những lời la mắng, nhưng cùng lúc đó, các ngài nếm được niềm vui niềm hy vọng khi thấy những hy sinh vất vả của mình là vì những đứa con đang tuổi ăn tuổi học.

Có người chủ động nếm vị chua của chê bai và hiểu lầm. Đó là những bậc cha mẹ giàu có chân chính và để cho con cái học hành làm việc vất vả. Các ngài làm thế chỉ vì muốn nếm được niềm vui khi thấy con cái có thể tự lập mà không dựa dẫm cha mẹ, khi con cái có thể tiếp tục phát triển những gì cha mẹ gầy dựng chứ không phải chỉ biết tiêu xài và phá phách, khi con cái biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Trưởng thành từ cảnh nghèo đã là khó, trưởng thành từ cảnh giàu cũng chẳng dễ chút nào.

Có những bậc chân tu chủ động đi vào cuộc tu tập từ cách ăn nết ở cho đến cách cảm nghiệm cuộc đời. Có lẽ các vị hy vọng có thể đón nhận những trái đắng cuộc đời và góp phần hóa giải trái đắng thành vị ngọt tinh tuyền. Có lẽ các vị phải thực hành nơi bản thân mình, trước khi có thể hy vọng giúp người giúp đời.

Có người nói, làm chủ được vị giác là làm chủ được sức khỏe, làm chủ được miệng lưỡi là làm chủ được tâm hồn.

Khi nếm được vị ngon, có nghĩa là có đồ ăn ngon và có khả năng nếm, tất cả những điều ấy là hồng ân Thiên Chúa ban tặng. Ngay từ buổi đầu sáng tạo, Thiên Chúa đã phác họa nên một vũ trụ tuyệt vời. Ngài nói, rồi Ngài làm, sau đó Ngài cảm thấy vui thích vì thấy mọi sự đều tốt đẹp. Ngài lặp đi lặp lại điệp khúc trầm trồ khen ngợi: Thế là tốt đẹp! Ngài là Thiên Chúa mà Ngài còn khen tạo vật của Ngài. Có lẽ tôi nên học theo cách thưởng thức của Thiên Chúa. Đó là nghĩ ra những kế hoặc tốt lành, kiến tạo và làm cho kế hoạch ấy thành hiện thực, sau đó là trầm trồ khen ngợi. Làm điều tốt cho người khác và tìm điểm hay của người ấy mà khen.

 



Tứ Quyết

(Theo dongten.net)

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

 Chuyện đời: Gieo và gặt [28.04.2019 17:49]
 Yêu! yêu! yêu! [18.04.2019 15:36]
 Paris có gì lạ không em? [16.04.2019 14:45]
 Đã bao mùa Chay qua [29.03.2019 22:49]
 Nỗi đau [24.03.2019 12:23]
 Tản mạn mùa Chay [10.03.2019 18:33]
 Khai bút đầu năm [06.01.2019 23:13]
BÀI MỚI NHẤT:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]



Highslide JS
Sơ đồ đường đi đến giáo xứ Vườn Chuối
Bản quyền (c) 2010 thuộc về GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: 199/40/6 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 4, Quận 3, TP. HCM
Thiết kế web Ngôi Sao Số