NỐI KẾTTRUYỀN THÔNG

TRANG CHỦDIỄN ĐÀNLIÊN HỆ
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI GIA TRANG GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI




GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

PHIM KHÚC

Tham gia vào đời sống Giáo Hội

Tội lỗi & Thương xót | Tìm hiểu về Cựu Ước

HÌNH ẢNH

Liệu “câu chuyện” sáng tạo trong Sách Sáng thế là giống như thuyết sáng tạo không?
26.01.2014 06:15

Liệu “câu chuyện” sáng tạo trong Sách Sáng thế là giống như thuyết sáng tạo không?



Đáp: Không, hoàn toàn không. Trước tiên chúng ta hãy xem xét cách mô tả việc sáng tạo trong St 1. Đó thực sự là một chương gây ấn tượng, được gán cho truyền thống tư tế. Có một sự tuyệt diệu thật sự trong cách thức lời nói và việc làm phối hợp với nhau. Chúa phán và việc gì đó xảy ra ngay. Rồi đến lời phán quyết “thế là tốt đẹp” đi theo sau. Cần lưu ý rằng St 1 có thể diễn dịch trong nhiều cách. Sự biểu hiệu thời gian đi theo cách hiểu của sách Bảy Mươi, “Lúc khởi đầu…”. Nhưng cũng có thể biểu hiện cách khác như các phiên bản hiện đại làm “Khi Chúa bắt đầu tạo thành…trái đất liền có…”. Điều đi tiếp theo được mô tả tùy theo sự hiểu biết thế giới, như tác giả (và độc giả) hiểu nó phải xảy ra vào lúc ấy. Không trung xanh trải dài từ chân trời này đến chân trời kia được đặt ra để phân chia nước ở trên (nơi Chúa trú ngụ cùng với triều thần thiên quốc của Ngài) và nước bên dưới. Công việc phân chia các loài đã bắt đầu, và có sự lặp đi lặp lại của lời phán quyết “thế là tốt đẹp”. Hơn nữa, nó đi sau chuỗi sự việc của ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba…Tất cả được mô tả như một công việc không cần cố gắng của Thiên Chúa, vì Ngài chỉ phán, mà các việc diễn ra ngay. Sau ba ngày đầu tiên (và mỗi ngày hình như được hiểu như là diễn ra cho cảm nghiệm của con người, với một buổi chiều và một buổi sáng), việc trổ sinh hoa trái của các thảo mộc đã bắt đầu – đây là một sự sắp xếp nhân tạo, vốn đã được ghi nhận từ lâu, chẳng hạn nơi thánh Tôma Aquinas. Mọi sự tiếp diễn cho đến khi Chúa đi đến một đỉnh điểm (St 1, 26), khi Ngài tham khảo ý kiến của triều thần thiên quốc, “các con cái của Chúa”, các vị chúc tụng và phục vụ Ngài (xem Tv 29; Is 6): “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta” – hình ảnh chúng ta, đó là giống như Chúa: “Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”. Con người được sáng tạo theo hình ảnh của Chúa, nghĩa là, con người phần nào chia sẻ trong sự bá chủ của Chúa trên mọi loài, và con người được chúc phúc với “việc sinh sôi nảy nở thật nhiều” (1, 28). Toàn thể việc tạo thành được tuyên bố là tốt đẹp, và Chúa nghỉ ngơi ngày thứ bảy, ngày sabbath thánh thiện.

Trình thuật sôi nổi này bị người ta nhạo báng là rẻ tiền, chẳng hạn làm sao có ánh sáng vào ngày thứ nhất, trong khi mặt trời chỉ được sáng tạo vào ngày thứ bốn – một câu hỏi được đặt ra ít là vào thời ông Origen (qua đời khoảng năm 254). Câu hỏi này và các câu hỏi tương tự không được nhắm tới, bởi vì chúng không nhìn nhận văn thể đặc biệt được tác giả sử dụng. Đây không phải là một trình thuật mắt thấy tai nghe của dạng thức tạo thành; nói đúng hơn, nó ghi nhận sự kiện sáng tạo, và tất cả được xếp đặt theo cách thức mà trong đó người Israel thực hiện trong thế giới cổ xưa; họ làm việc sáu ngày và nghỉ ngơi ngày thứ bảy, tuân theo lệnh truyền của Chúa.

Như thể không lẫn lộn bất cứ sự giải thích văn chương nào của St 1, có một quan niệm khác về sáng tạo trong St 2 (thường được gán cho nguồn tài liệu Gia-vít Yahwist hoặc J), vốn đặt sáng tạo vào một ánh sáng khác. Trình thuật này được tập trung nhiều hơn vào con người. Trái đất mới được dựng nên, chưa được trồng trọt gì, thì Chúa dựng nên người nam từ bụi đất (adam phát sinh từ chữ adamah trong tiếng Do thái cổ), và thổi hơi cho nó để nó trở nên một sinh vật. Hãy ghi nhận rằng lúc ấy chưa có khái niệm về thân xác/linh hồn, như chúng ta dùng hiện nay; một con người là vật chất có hơi thở. Chúa quyết định cung cấp cho người nam một trợ tá (“con người ở một mình thì không tốt”). Nhưng mọi động vật Chúa đã dựng nên không thể làm trợ tá cho con người, vì thế Chúa dựng nên người nữ - làm sao để cho người nữ có cùng bản tính như người nam? – từ một xương sườn của người nam. Sự khám phá hân hoan của người nam – “xương bởi xương tôi,…” – cho thấy sự thán phục về kỳ công Chúa làm. Cũng thật quan trọng để ghi nhận làm thế nào hai trình thuật sáng tạo đã được đặt cạnh nhau một cách tự do bởi một người (người biên tập sau đó chăng?), vì người này không thấy có lý do để đặt trình thuật này cao hơn trình thuật kia. Cả hai đều là “thật” cả. Không có sự bắt buộc để nói “vâng, đó là cách thức chuyện đã xảy ra!”. Có một khả năng thích hợp trong các sách cổ để sống với điều không biết về cách thức diễn tả, miễn là các việc quan trọng đã được mô tả rõ ràng: sự can thiệp của Chúa, việc sáng tạo muôn loài, và nỗ lực đặc biệt tiếp theo trong việc tạo dựng người nam và người nữ.

Thuyết sáng tạo, và có nhiều hình thức của thuyết này, không có một thái độ thoải mái như thế đối với việc sáng tạo muôn loài như Kinh thánh trình bày. Sách Sáng thế cho chúng ta hai sự trình bày tưởng tượng, nhưng thuyết sáng tạo được hiểu theo nghĩa đen không thể hài lòng, cho đến khi nó chụp được một hình ảnh của sự hoạt động của Chúa, mà nó đòi hỏi để thấy điều được mô tả trong bản văn. Về cơ bản, người ta có thể tóm tắt trường hợp (ngay cả nếu có nhiều luận lý được đưa ra) trong hai câu. (1) Trong Kinh thánh, không có một sự mô tả đơn nhất của hoạt động sáng tạo của Chúa. Thật ra, có nhiều trình bày trong các sách khác của Kinh Thánh, vốn khác với các trình thuật Sáng thế (ví dụ, Tv 89, 5-11). (2) Từ điều này, người đọc có bổn phận bỏ qua các xác tín có trước, nếu cần, và tự cho phép đặt mình vào cấp độ của bản văn, vừa đơn giản vừa phức tạp. 

 

Nguồn: www.ofmvn.org



BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]
 Ý nghĩa dây pallium [18.02.2022 14:10]
BÀI MỚI NHẤT:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]



Highslide JS
Sơ đồ đường đi đến giáo xứ Vườn Chuối
Bản quyền (c) 2010 thuộc về GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: 199/40/6 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 4, Quận 3, TP. HCM
Thiết kế web Ngôi Sao Số