NỐI KẾTTRUYỀN THÔNG

TRANG CHỦDIỄN ĐÀNLIÊN HỆ
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI GIA TRANG GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI




GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

PHIM KHÚC

Tham gia vào đời sống Giáo Hội

Tội lỗi & Thương xót | Tìm hiểu về Cựu Ước

HÌNH ẢNH

Sự tích bánh chưng ngày Tết
10.02.2013 16:14

Sự tích bánh chưng ngày Tết

 Mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ ở Việt Nam, đâu đâu cũng làm bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.

Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua muốn truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp 20 quan lang (hoàng tử) lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa hay, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Lèo) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ ở Việt Nam, đâu đâu cũng làm bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.

Tết! Trên bàn thở tổ tiên của mỗi gia đình, trong mâm cơm mời bạn bè, khách khứa nếu như không có bánh chưng thì không phải Tết. Từ việc chọn lá, cắt lá, ngâm gạo, chọn thịt, gói bánh rồi luộc… tất cả đều khiến mọi người háo hức, mong chờ bởi đó là khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày Tết, để mọi người trong gia đình gần nhau hơn, để ai đi xa cũng nhớ…Thế nhưng, ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày Tết thì không phải ai cũng biết rõ…


 

(Theo HerVietNam)



(Theo thuviengiadinh.com)

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

 Lịch sử ngày Halloween [31.10.2015 21:18]
 Ý nghĩa của hoa mai vàng [29.01.2014 09:31]
 Việt Ta hay Việt Tây [07.01.2014 20:33]
 Nhân nào quả nấy [22.08.2013 07:59]
 Lễ tục tảo mộ [10.02.2013 06:56]
 Chuyện lì xì [08.02.2013 07:32]
 Phong tục ngày Tết [05.02.2013 23:33]
BÀI MỚI NHẤT:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]



Highslide JS
Sơ đồ đường đi đến giáo xứ Vườn Chuối
Bản quyền (c) 2010 thuộc về GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: 199/40/6 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 4, Quận 3, TP. HCM
Thiết kế web Ngôi Sao Số