NỐI KẾTTRUYỀN THÔNG

TRANG CHỦDIỄN ĐÀNLIÊN HỆ
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI GIA TRANG GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI




GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

PHIM KHÚC

Tham gia vào đời sống Giáo Hội

Tội lỗi & Thương xót | Tìm hiểu về Cựu Ước

HÌNH ẢNH

Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công và Ðấng Sáng Lập (1)
05.03.2012 20:20

Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công và Ðấng Sáng Lập (1)

Cha Ðaminh Maria Trần Ðình Thủ, Ðấng sáng lập Dòng Ðồng Công. Sinh: 29.11.1906. Thụ Phong Linh Mục 22.05.1937. Ðược ơn soi sáng lập dòng 04.04.1941.

Từ phôi dựng đến tháng 4 năm 1975

Lịch sử Dòng Ðồng Công gắn liền với lịch sử Ðấng Sáng Lập, trải qua những thăng trầm từ ngày phôi dựng đến khi thành Hội Truyền Giáo, từ ngày lập Dòng trong chiến tranh trải qua thời kỳ di cư vào Nam, để rồi tại Nam Việt, Dòng bước dài với 20 năm phát triển. Nhưng, một cái nhưng do Thiên ý nhiệm mầu, biến cố tháng 4 năm 1975 đặt Hội Dòng vào khúc quanh mới, ghi dấu sự trưởng thành của Hội Dòng sau nhiều năm phấn đấu và cố gắng. Những dòng sau đây sơ lược lịch sử Hội Dòng Ðồng Công từ tháng ngày phôi dựng đến biến cố tháng 4 năm 1975.

Vị sáng lập

Dòng Ðồng Công được sáng lập do một linh mục Việt Nam, cha Ðaminh Maria Trần Ðình Thủ. Cha Thủ tên thậtTrần Ðình Phan, sinh ngày 29.11.1906 tại Ðồng Quan, tỉnh Thái Bình, Bắc Việt. Cậu Phancon thứ sáu trong số mười người con của cụ ông Ðaminh Trần Ðình Trí và cụ bà Maria Phạm Thị Thận. Thụ lãnh bí tích Thánh Tẩy ngày 8.12.1906, cậu dần lớn lên dưới mái ấm gia đình. Mùa Phục Sinh 1914 cậu được rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm Sức. Với trí thông minh sẵn có, tính tình ngay thẳng, cương quyết và can đảm, cộng với lòng đạo đức và sự sùng mến Ðức Mẹ cách đặc biệt, năm 1915 cậu Phan dâng mình cho Chúa với mơ ước trở thành một linh mục.

Chín năm sau, tức năm 1924, cậu Phan nhập Tiểu Chủng Viện Ninh Cường, địa phận Bùi Chu. Học xong chương trình tại tiểu chủng viện, năm 1929, cậu bắt đầu học triết tại Bùi Chu rồi tại Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh. Sau hai năm triếthai năm giúp xứ, thầy Phan được chỉ định giúp một họ giáo tân tòng. Năm 1933, thầy về trường Thần Học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh. Bốn năm sau, thầy Phan thụ phong linh mục ngày 22.5.1937 do Ðức Cha Ðaminh Maria Hồ Ngọc Cẩn, Giám Mục bản quốc đầu tiên của địa phận Bùi Chu. Từ ngày chịu chức linh mục, cha Phan được Ðức Cha Hồ Ngọc Cẩn đổi tênTrần Ðình Thủ. Trong những năm tại chủng viện, cha Thủ sống đời nhiệt thành, khắc khổ và gương mẫu, nên ngay sau khi chịu chức, cha đã được chỉ địnhm cha linh hướng kiêm giáo sư triết học tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, địa phận Bùi Chu.

Tháng ngày phôi dựng

Trong những nămm cha linh hướng và giáo sư Ðại Chủng Viện Quần Phương (1937-1942), nhiều lần cha Thủ đã định đi tu dòng. Nhưng Thánh Ý Chúa lại khác. Sáng sớm ngày 4.4.1941, lễ Ðức Mẹ Ðau Thương trong Tuần Thương Khó (theo niên lịch Phụng Vụ cũ), cha được ơn soi sáng lập một tu hội truyền giáo với chủ trương sống đời tận hiến cho Mẹ Maria. Trong thời gian nghiên cứu Giáo Luật và viết Hiến Pháp cho tu hội tương lai, ngày 21.11.1941, cha tận hiến cho Mẹ Maria theo kiểu mẫu Thánh Grignion de Monfort.

Ðầu năm 1942, Ðức Cha Hồ Ngọc Cẩn chấp thuận cho cha Thủ từ chức linh hướng và giáo sư đại chủng viện, để giúp việc truyền giáo trong địa phận Bùi Chu, với tư cáchTrưởng Ban Truyền giáo của địa phận. Ðâycơ hội tốt để cha thu nhận "môn đệ", thiết lập và thí nghiệm tu hội mới. Ngày 2.2.1942, cha khấn tư trọn đời lo việc truyền giáo, và bắt đầu thi hành sứ mệnh Trưởng Ban Truyền Giáo.

Cuối tháng 6-1943, cha Thủ đệ đơn xin nghỉm Trưởng Ban Truyền giáo. Ðức Cha đồng ý, và đầu tháng 7-1943 cử cha đi coi xứ Dương A. Dương A chính"trụ sở đón nhận và huấn luyện các tu sĩ Ðồng Công tiên khởi" (Lý Tưởng Ðồng Công, tr. 53). Tại Dương A, nhiều thanh niên thiện chí đến xin theo đường lối của cha, đa sốcác thầy giảng, các chủng sinh, và các cậu rút khỏi trường Thầy Giảng, chủng viện, và Nhà Ðức Chúa Trời. Hồi đó tổ chức của cha chưa có tên và quy luật rõ rệt, người ta chỉ gọi cách vắn tắt, dễ hiểu"Dòng Cha Thủ".

Những anh em tiên khởi của Dòng

Việc đó đến tai Ðức Cha, ngài tỏ ra bất bình, cấm không cho nhận ai vào "Dòng Cha Thủ", và bắt giải tán những người đã được nhận. Ðể vâng lời Ðức Cha, cha Thủ chỉ giữ lại vài ba người như kiểu các thầy các cậu mà hồi đó xứ nào cũng có, còn bao nhiêu cha gửi đi học tại Hà Nội hoặc tạm lánh lên Phú Thọ, Chapa, Yên Báim ăn. Ðể dập tắt ý định lập dòng của cha Thủ, cuối tháng 6-1946, Ðức Cha ra lệnh đổi cha về xứ Liên Thủy, một xứ sát liền Toà Giám Mục, với chủ ý dễ bề kiểm soát các hành động của cha.

Hội Truyền giáo Ðồng Công

Khi chuyển về Liên Thủy, cha Thủ đã có chừng 20 "môn đệ". Vì xứ Liên Thủy ở ngay bên Bùi Chu, đường lối thuận tiện, nên "Dòng Cha Thủ" lại lôi kéo sự chú ý của rất nhiều người. Họ đến xin vào "Dòng" của cha ngày một đông. Trải qua nhiều sóng gió, cộng đoàn bé nhỏ của cha Thủ vẫn được dân chúng quý mến, nhân số ngày càng tăng. Ðến năm 1948 đã có chừng 40 người tình nguyện theo chí hướng của cha. Một điều lạtừ trước tới giờ Ðức Cha Hồ Ngọc Cẩn vẫn khăng khăng chống lại ý định của cha Thủ, thế mà ngày 15.8.1948, ngài tự tay viết và ký giấy chính thức nhận cho nhóm người của chamột Hội Ðạo Ðức (Pia Unio), và được hoạt động công khai theo Giáo Luật. Trước đó ngài phản đối bao nhiêu, thì từ sau khi ký giấy công nhận, ngài ủng hộ và bênh vực bấy nhiêu. Nhưng chỉ 100 ngày sau khi ký giấy thành lập Hội Truyền Giáo Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc, Ðức Cha qua đời. Trong thời gian Toà Giám Mục trống ngôi, hội lại trải qua một cơn bão tố dữ dội do Hội Ðồng Ðịa Phận gây nên. Tuy nhiên, việc Chúa đã địnhm, dầu giữa gai góc cũng vẫn triển nở xinh tươi.

Việc Ðức Cha thành lập Hội Truyền Giáo Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc mở một con đường mới cho tu hội tương lai của cha Thủ, cha liền bắt tay tổ chức hội thành một đoàn thể lâu dài. Hồi đó, hội vẫn chưa có quy luật và tục lệ thành văn, nhưng đời sống cộng đồng được duy trìdo sự "trông nhau mà giữ", cha Thủ chỉ hướng dẫn anh em về phương diện tu đức và một vài cách thức cai trị bên ngoài thôi. Sau khi nhập hội được ít lâu, những anh em thiện chí được giới thiệu dâng mình cho Ðức Mẹ để bắt đầu thời gian luyện tập, thường kéo dài một năm. Sau thời gian luyện tập này, những anh em đủ điều kiện sẽ khấn tư ba lời khấn: 1) vâng lời Bề Trên 2) để sản vậtm của chung. 3) chuyên lo việc truyền giáo. Lần đầu khấn ba năm rồi khấn trọn đời. Tinh thần Bác Ái và Bình Dân được đề cao ngay từ thuở đầu. Cha Thủ rất hài lòng khi được anh em gọi"Anh Cả" của Ðoàn Ðồng Công.

Hồi đó có mấy linh mục trong địa phận tán thành đường lối của cha Thủ, đã tình nguyện cộng tác xây dựng Hội Truyền Giáo. Số người xin gia nhập ngày càng đông, nên cha chia hội thành nhiều "đội", mỗi đội sống quây quần tại một xứ dưới sự hướng dẫn của một linh mục đồng chí, tứccha xứ. Tất cả được ba đội, mỗi đội từ 10 đến 20 anh em, không kể "đội mẹ" ở Liên Thủy có chừng trên dưới 40 người.

Tháng 2 năm 1950, Toà Thánh đặt Ðức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chim Giám Mục Bùi Chu. Ðức Cha nhiệt tình ủng hộ công cuộc của cha Thủ. Nhận thấy Hội Truyền Giáo của cha Thủ cần phải trở thành một tu hội theo Giáo Luật để giúp ích cho Giáo Hội mai sau, Ðức Cha khuyên cha Thủ nên viết Hiến Pháp để Ðức Cha gửi sang Toà Thánh xin phê chuẩn. Hiến Pháp được dịch sang Pháp ngữ rồi La ngữ và trao cho Ðức Cha gửi đi. Toà Thánh chấp thuận và ký duyệt y ngày 15.12.1952.

Giai đoạn Dòng thành lập theo Giáo luật

Ngày 2.2.1953ngày thành lập Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc. Hôm đó Ðức Cha Chi gửi văn thư báo tin mừng cho cả địa phận và ban sắc thành lập Dòng theo Giáo Luật. Ngài đến Liên Thủy chủ lễ khai Dòng, đồng thời trao áo Dòng cho 36 tập sinh đầu tiên của Dòng. Vì nhiều lý do, cha Thủ chưa vào Nhà Tập lớp đầu, nhưng Ðức Cha Chi vẫn đặt cham Giám Ðốc Dòng Ðồng Công. Về sau, Ðức Cha đã xin Toà Thánh cho cha Thủ khỏi vào Tập Viện, và được khấn trọn đời ngày 2.2.1955 tại Gia Ðịnh, Nam Việt.

Tính đến đầu năm 1953, Dòng Ðồng Công chưa có cơ sở nào khả dĩm được tu viện. Mọi sự đều nhờ vào nhà xứ Liên Thủy. Thấy đất chật người đông, Ðức Cha và cha Quản Lý địa phận đã thu xếp mua lại khu nhà Phước họ Trung Lễ, sát liền Liên Thủy, và trao cho Ðồng Côngm nơi kiến thiết tu viện đầu tiên của Dòng. Tuy nhiên, khu này cũng chỉ dung nạp được 36 tập sinh và gần 20 đệ tử, nhưng chỉ dùngm chỗ ngủ và nơi đọc kinh, chứ chưa có nhà bếp, nhà cơm. Những anh em còn lại, và mọi tiện nghi khác, đều phải nhờ nhà xứ Liên Thủy.

Ngày 25.3.1954, lớp tu sĩ tiên khởi của Dòng tuyên khấn lần đầu. Tiếp liền theo lớp khấn này, lớp dự tu thứ hai được giới thiệu với con số 50 người. Theo dự trù, lớp dự tu này sẽ mặc áo Tập vào tháng 9-1954. Thế nhưng, tình hình đất nước thay đổi, Ðiện Biên Phủ thất thủ, quân Pháp rút khỏi Bùi Chu, Nam Ðịnh. Trước mối đe doạ của Việt Minh, ngày 5.7.1954 cha Thủ tạm giải tán anh em về quê chờ đợi tình thế. Hầu hết anh em tản mát mỗi người một phương, nhưng vẫn ôm hoài bão có ngày đoàn tụ. Trên 30 anh em chưa kịp đi thì ngày 10.7.1954 nhà xứ Liên Thủy bị phong toả và 25 anh em bị biệt giam tại Trà Bắc. Ngày 30.7.1954, mười ngày sau khi ký hiệp định Genève, 25 anh em trên đây mới được trả tự do. Ðược biết hiệp định Genève chia đôi đất nước và dân chúng được tự do chọn nơi cư trú, cha Thủ quyết định di cư toàn Dòng vào Nam Việt.

(còn tiếp)



dongcong.net



(Theo Giáo xứ vườn chuối)

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

 Lịch sử Mùa Chay Thánh [02.03.2022 19:34]
 Phụng vụ là gì? [06.01.2022 19:59]
BÀI MỚI NHẤT:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]



Highslide JS
Sơ đồ đường đi đến giáo xứ Vườn Chuối
Bản quyền (c) 2010 thuộc về GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: 199/40/6 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 4, Quận 3, TP. HCM
Thiết kế web Ngôi Sao Số