NỐI KẾTTRUYỀN THÔNG

TRANG CHỦDIỄN ĐÀNLIÊN HỆ
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI GIA TRANG GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI




GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

PHIM KHÚC

Tham gia vào đời sống Giáo Hội

Tội lỗi & Thương xót | Tìm hiểu về Cựu Ước

HÌNH ẢNH

Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Gruzia: Ngày I & II
02.10.2016 22:53

Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Gruzia: Ngày I & II

 Ngày thứ nhất

Ngày thứ Sáu 30.9.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên đường đi Gruzia, khởi đầu chuyến tông du 3 ngày tại hai quốc gia thuộc vùng Caucasus là Gruzia và Armenia.
 
Sau chuyến bay kéo dài bốn giờ từ sân bay Fiumicino ở Roma, máy bay của Đức Thánh Cha đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tbilisi của Gruzia lúc 15g, giờ địa phương. Đón Đức Thánh Cha tại sân bay có Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili và Đức thượng phụ Ilia II - Giáo chủ Chính thống Gruzia, cùng với hai Giám mục Công giáo, một thuộc nghi lễ Latinh và một thuộc nghi lễ Armenia.
 
Trong ngày đầu tiên tại Gruzia, Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ chính quyền, cùng với các đại diện thành phần xã hội và ngoại giao đoàn tại Phủ Tổng thống. Buổi chiều, Đức Thánh Cha gặp Đức thượng phụ Ilia II tại Toà Thượng phụ và gặp cộng đoàn tín hữu Assyria-Canđê tại Nhà thờ Công giáo Canđê thánh Simon Bar Bassae.
 

Trong bài diễn văn trước giới chức chính quyền và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha gợi lại lịch sử lâu đời của Gruzia; lịch sử này cho thấy “đã bắt rễ từ những giá trị thể hiện nơi nền văn hóa, ngôn ngữ và những truyền thống của Gruzia” ... “25 năm đã qua từ khi Gruzia tuyên bố độc lập. Trong khoảng thời gian này, khi Gruzia lấy lại được tự do hoàn toàn, Gruzia đã xây dựng và củng cố các cơ chế dân chủ và tìm kiếm những phương cách để bảo đảm có thể phát triển thực sự và toàn diện. Tất cả những điều đó không phải có được mà không kèm theo nhiều hy sinh mà dân tộc Gruzia đã can đảm gánh lấy để bảo đảm cho nền tự do vẫn ao ước từ lâu”.
 
Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta cần hết lòng quan tâm trước tiên đến những con người trong hoàn cảnh hiện tại của họ, làm hết sức mình để tránh cho những khác biệt sinh ra bạo lực, bạo lực lại gây ra thảm hoạ tàn khốc cho con người và xã hội. Những khác biệt về sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị hoặc tôn giáo, có thể và phải là nguồn phong phú hoá lẫn nhau vì thiện ích chung, chứ không được khai thác như những lý do biến sự bất hoà thành xung đột và biến xung đột thành thảm kịch không dứt. Điều này đòi mọi người phải tận dụng căn tính của mình, trước hết là có thể cùng chung sống hoà bình nơi quê hương của mình hoặc được tự do trở về, nếu vì lý do nào đó bị buộc phải rời bỏ quê hương. Tôi cầu mong các nhà chức trách dân sự tiếp tục quan tâm đến tình cảnh của những người này, và dấn thân tìm kiếm những giải pháp cụ thể, bất kể những vấn đề chính trị chưa được giải quyết đó là gì. Điều ấy cũng đòi phải có tầm nhìn xa và can đảm thừa nhận điều thiện hảo đích thực của các dân tộc và quyết tâm theo đuổi thiện hảo ấy một cách khôn ngoan. Về điểm này, điều cốt yếu là luôn nghĩ đến những đau khổ của người khác, để quyết tâm theo đuổi con đường - dù lâu dài và vất vả - nhưng cũng có sức hấp dẫn và mang lại tự do, đồng thời dẫn chúng ta đến hoà bình”.
 
Giáo hội Công giáo đã có mặt tại quốc gia này từ nhiều thế kỷ và được biết đến một cách đặc biệt trong việc dấn thânthăng tiến con người và những công trình bác ái, chia sẻ niềm vui và âu lo của dân tộc Gruzia, và quyết tâm góp phần trong việc xây dựng hạnh phúc và h bình cho Gruzia, bằng cách tích cực hợp tác với chính quyền và xã hội dân sự.Tôi hết sức mong muốn Giáo hội Công giáo có thể tiếp tục đóng góp thực sự phần mình vào sự phát triển của xã hội Gruzia, nhờ cùng nhau làm chứng cho truyền thống Kitô giáo đã liên kết chúng tanhờ biết dấn thân phục vụ những người túng thiếu nhất, và nhờ cuộc đối thoại được củng cố và đổi mới với Giáo hội Chính thống Gruzia kỳ cựu và vớicác cộng đồng tôn giáo khác của Gruzia”.
 
***

 
Trong bài diễn văn với Đức thượng phụ Ilia, Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui được gặp Đức thượng phụ và ngài ca ngợi Đức thượng phụ “là người khởi đầu một trang mới trong mối tương quan giữa Giáo hội Chính thống Gruzia với Giáo hội Công giáo khi đến viếng thăm Vatican lần đầu tiên trong tư cách một Thượng phụ Gruzia. Trong dịp đó, ngài và giám mục Roma đã trao hôn bình an và hứa cầu nguyện cho nhau. Nhờ đó, mối dây liên lạc đã có giữa chúng ta từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo đã có thể được củng cố. Những mối liên lạc ấy được phát triển, được duy trì với lòng kính trọng và trong tình thân ái, thể hiện nơi sự đón tiếp nồng hậu dành cho các vị đặc sứ và đại diện của tôi ở đây, nơi những hoạt động học tập và nghiên cứu của các tín hữu Chính thống Gruzia tại Văn khố Vatican và tại các Đại học Giáo hoàng ở Roma, nơi sự hiện diện của một trong các cộng đoàn của ngài được đón tiếp trong một nhà thờ thuộc giáo phận của tôi, và sự hợp tác với cộng đoàn Công giáo địa phương, nhất là trong lĩnh vực văn hoá”.
 
Và Đức Thánh Cha liên hệ với chuyến tông du của ngài: “Nay Chúa Quan phòng lại cho chúng ta được gặp nhau một lần nữa, và đứng trước một thế giới khao khát lòng thương xótsự hiệp nhất và bình anChúa Quan phòng lại đòi hỏi chúng ta làm sao cho mối liên kết giữa chúng ta có thêm động lực mới, nhiệt tình mới ... Giáo hội Chính thống Gruzia, bắt nguồn từ lời rao giảng của tông đồ, đặc biệt là Thánh Tông đồ An, và Giáo hội Roma được xây dựng trên sự tử đạo của Thánh Phêrô Tông đ ... Phêrô và Anrê thực sự là hai anh em: Chúa Giêsu bảo họ bỏ lưới lại và cùng trở thànhnhững kẻ chài lưới người ta (Mc 1,16-17). Thưa người anh em, một lần nữa chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu nhìnchúng ta, hãy để cho lời Chúa lôi cuốn chúng ta: lời mời gọi bỏ lại những gì ngăn cản chúng ta cùng nhau trở nên những người loan báo sự hiện diện của Chúa”. 

Vì lý do an ninh, Đức Thánh Cha không thể đích thân đến Iraq, nên ngài đã nhân chuyến tông du ở Gruzia để gặp gỡ một cộng đoàn của Giáo hội Assyria-Canđê tại Nhà thờ Công giáo Canđê thánh Simon Bar Bassae với khoảng 300 tín hữu, chủ yếu là người gốc Iraq.
 
Đức Thánh Cha đã được Đức Thượng phụ Canđê Louis Sako đón tiếp. Sau khi chào hỏi từng vị giám mục Canđê có mặt và nhiều tín hữu, Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện lên Chúa Giêsu trên Thánh giá.

Ngày thứ hai 

Các hoạt động của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày thứ hai tông du Gruzia - tức thứ Bảy 01 tháng Mười, gồm có: cử hành Thánh lễ lúc 10g tại Sân vận động  Mikheil Meskhi; buổi chiều, Đức Thánh Cha gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và nhân viên mục vụ tại nhà thờ Mông Triệu, gặp những người điều hành các cơ sở bác ái của Giáo hội cùng với những người được giúp đỡ tại Trung tâm từ thiện của Dòng Camillô; cuối cùng, Đức Thánh Cha đến thăm nhà thờ chính toà Thượng phụ Svietyskhoveli ở Mskheta.

Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ tại Sân vận động  Mikheil Meskhi:

Trong nhiều kho tàng của đất nước tuyệt diệu này, có một kho tàng nổi bật là tầm quan trọng của phụ nữ. Như Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mà chúng ta mừng kính hôm nay, đã viết: “Phụ nữ yêu mến Thiên Chúa với số lượng đông hơn nhiều so với nam giới” (Tự truyện, Bản thảo A, 66).  Gruzia này có một số đông những người bà và những người mẹ không ngừng bảo vệ và truyền lại đức tin đã được gieo vào miền đất này của Thánh Nino; và họ đã mang lại dòng nướcan ủi tươi mát của Thiên Chúa cho biết bao hoàn cảnh cằn cỗi và xung đột.

Điều này cho chúng ta ca ngợi nét đẹp của sứ điệp của Thiên Chúa trong bài đọc I: “Như người mẹ an ủi con thơTa cũng sẽ an ủi các ngươi” (Is 66,13). Như một người mẹ mang lấy gánh nặng và những mệt mỏi của con cái mìnhThiên Chúa cũng gánh tội và những lo lắng của chúng ta. Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta vô cùng, Ngài lắng nghelời chúng ta cầu nguyện và lau khô nước mắt của chúng taNgài nhìn đến chúng taNgài luôn chạnh lòng yêu thươngbằng một tình yêu từ nơi sâu thẳm của Ngàivượt xa hơn bất kỳ điều xấu xa nào chúng ta có thể làm, chúng ta vẫn làcon cái của NgàiNgài muốn ôm lấy chúng ta trong vòng tay mình, bảo vệ chúng ta, và giải thoát chúng ta khỏi nguy hiểm và sự dữ. Chúng ta hãy để những lời này của Chúa vang lên trong tâm hồn chúng ta: “Như người mẹ an ủi con thơTa cũng sẽ an ủi các ngươi”.

Niềm an ủi chúng ta cần đến, trong những quay cuồng của cuộc sống, chính là sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta là nguồn an ủi đích thựcở trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, mang lại bình an và cho chúng ta thêm niềm vui. Thế nên, nếu muốn cảm nghiệm được Chúa an ủi, chúng ta phải quy phục Chúa trong đời sống chúng ta. Và để cho Chúa luôn ở trong lòng mình, chúng ta phải mở cửalòng cho Chúa chứ đừng để Ngài đứng ở ngoài. Có những cánh cửa an ủi phải luôn được mở ra, vì Chúa Giêsu rất thíchbước vào qua những cửa ấy: Tin Mừng chúng ta đọc mỗi ngày và mang theo bên mìnhâm thầm cầu nguyện thờ lạy Chúa, xưng tội, rước lễQua những cửa ấy Chúa sẽ bước vào và ban cho thực tại một hương vị mới. Nhưng khi cánh cửa trái tim chúng ta đóng lại, ánh sáng của Chúa không vào được và tất cả vẫn tối tămThế là chúng ta cứ bi quan, cứ ở trong những điều sai trái và thực tế chẳng bao giờ thay đổi. Cuối cùng chúng ta chìm đắm trong nỗi buồn của chính mình, trong đau khổ tột cùngtrong cô đơnTrái lại nếu chúng ta mở rộng cánh cửa an ủi, ánh sáng của Chúa sẽ ùa vào!

Nhưng Thiên Chúa không chỉ an ủi chúng ta trong tâm hồn; qua tiên tri IsaiaChúa còn nói“Tại Giêrusalem các ngươisẽ được an ủi (66,13). Tại Giêrusalem, nghĩa là trong thành của Thiên Chúa, trong cộng đoàn: đó là khi chúng ta hiệp nhất và hiệp thông, khi ấy niềm an ủi của Thiên Chúa sẽ hoạt động trong chúng ta. Trong Giáo hội, chúng ta tìm đượcsự an ủi, đó là ngôi nhà an ủi: ở đây Thiên Chúa muốn an ủi chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi là ai trong Giáo hội,mà mang lại sự an ủi của Thiên Chúa? Tôi có biết đón nhận người khác như các vị khách và an ủi những người mà tôi thấy họ mệt mỏi và thất vọng không? Ngay cả khi đang gặp sầu khổ và bị từ khước, một Kitô hữu cũng luôn được mời gọi mang lại hy vọng cho tâm hồn những ai thất vọng, khích lệ những ai nản chí, mang ánh sáng của Chúa Giêsu, sự hiện diện ấm áp và ơn tha thứ của Người có sức phục hồi chúng taBiết bao người bị thử thách, bất công và sống trongâu lo. Tâm hồn chúng ta cần được xức dầu an ủi của Thiên Chúa, điều đó không làm cho các vấn đề của chúng ta biến mất, nhưng cho chúng ta sức mạnh để yêu thương, để chịu đựng nỗi đau cách bình anĐón nhận và mang niềm an ủi của Thiên Chúa: đó là sứ vụ cấp bách của Giáo hội. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận tiếng gọi này: đừngchôn mình trong những điều sai trái chung quanh chúng ta hay buồn rầu vì thiếu hài hòa giữa chúng taKhông phải làđiều hay khi chúng ta trở nên quen thuộc với môi trường nhỏ bé” của một giáo hội đóng kín; nhưng thật tốt đẹp nếu biết chia sẻ những chân trời rộng lớn, chân trời mở ra cho hy vọng, can đảm để khiêm tốn mở rộng cửa của chúng ta vàbước ra ngoài.
 
Tuy nhiên, có một điều kiện cơ bản để nhận được sự an ủi của Thiên Chúa, và Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta: đó là trở nên nhỏ bé như trẻ thơ (x. Mt 18,3-4), là “giống như trẻ thơ yên lặng nép vào lòng mẹ (Tv 130,2). Để đónnhận được tình yêu Thiên Chúa, chúng ta cần có tâm hồn bé nhỏ ấy: chỉ những abé nhỏ mới được mẹ bồng ẵm trên tay.
 
Chúa Giêsu dạy chúng ta: Ai trở nên như trẻ thơ “sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời (Mt 18,4). Sự lớn lao thực sự của con người hệ tại việc 
Minh Đức

(Theo hdgmvietnam.org)

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

BÀI MỚI NHẤT:

 Hòa Bình theo Kinh Thánh [02.07.2023 23:57]



Highslide JS
Sơ đồ đường đi đến giáo xứ Vườn Chuối
Bản quyền (c) 2010 thuộc về GIÁO XỨ VƯỜN CHUỐI
Địa chỉ: 199/40/6 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 4, Quận 3, TP. HCM
Thiết kế web Ngôi Sao Số